VĂN HÓA TRÀ – MỘT NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA VÀ NAY

Khách sạn Đông Á Plaza: Người Việt xưa và nay, dù sống ở đồng bằng hay miền núi, dù là người giàu sang hay người nghèo cũng đều có tập tự quý đó là Tục uống trà (Văn hóa trà). Trà không thể thiếu trong những dịp lễ, tết, cưới, hỏi, đặc biệt hiện nay trà (chè) còn làm quà biếu, tặng nhau.

Trong bài viết này, Khách sạn Đông Á Plaza sẽ giới thiệu cho bạn đọc về những nét đẹp truyền thống của văn hóa Trà

Đối với người Việt Nam, Trà đã gắn liền với đời sống thường nhật, không chỉ làm đồ uống hàng ngày mà trà còn làm vật phẩm trong sính lễ, ma chay, cưới hỏi. Khi khách đến chơi nhà thì chủ nhà thường pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đề thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên tách trà nóng biết bao điều được đề cập, được chị sẻ. Vào những dịp lễ tết, đầu năm, gia đình lại quây quần bên tách Trà xanh thơm ngát, nhấm nháp những món ăn mọc mạc, trong cái không khí thanh bình của miền quê. Theo Trà Kinh của Lục Vũ thì cây chè đã từng có mặt ở Trung Quốc, qua thời gian người Trung Quốc nâng việc uống chè thành nghệ thuật uống trà, còn gọi là Trà Kinh. Còn ở Việt Nam qua các triều đại vua chúa, quan lại đã hình thành nên một lối sống kinh kỳ và thay đổi nhận thức trong tiếp bạn giao thoa của nhiều nền văn hoá. Chính yếu tố này đã biến các tập tục uống trà dân gian lên thành những thú chơi thưởng ngoạn mang tính cung đình bác học. Từ đó uống trà đã trở thành thú chơi có phong cách ảnh hưởng đến Tam giáo và Hán Văn tự trong tầng lớp thượng lưu.

Lớn mạnh cùng sự phát triển của đất nước, uống trà đã được người dân việt đẩy lên thành một thứ nghệ thuật gọi là văn hóa trà.  Ngày nay, trong dân gian còn lưu giữ biết bao tác phẩm của người xưa, minh chứng rằng, uống trà từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã, một văn hoá ứng xử thường ngày của người Việt Nam, được xem như nghệ thuật ứng xử trong cuộc sống. Trải qua bao biến cố lịch sử, nhiều gia đình ngày nay vẫn lưu giữ những bộ đồ trà cổ có giá. Từ kiểu ấm đến chén trà khá đẹp và nhiều hình dáng.

Văn hóa trà ở các nước trên thế giới:

Người Nhật Bản chú trọng đến không gian thưởng trà, người Trung Quốc lại chú trọng đến đường nét uấn lượn khi pha trà, đối với Việt Nam văn hóa trà có lẽ gắn liền cùng với văn hóa tâm linh, uống tra có lẽ cửa Phật là nơi thích hợp nhất cho việc thưởng thức trà và nâng việc uống trà trong chốn thiền môn thành phương pháp “tĩnh tâm điều tức”.

Thưởng trà tuy đơn giản nhưng ẩn chưa bên trong một công phu và hương vị ngọt ngào của cuộc sống, đắng chát của cuộc đời và triết lý nhân sinh; người  ta có thể uống trà vào bất cứ thời khắc nào trong ngày nhưng tốt hơn nhất vào buổi sáng hay lúc tìm về với thiên nhiên cỏ cây sông nước. Trong đời sóng thường nhật ấm trà đối với người thưởng trà đã trở thành nét nghệ thuật,  đưa tâm hồn con người hoà quyện với cuộc sống. Uống trà đôi lúc làm khuây khoả đi bao buồn phiền trong cuộc đời “

Chè ngon, nước chát xin mời
Nước non non nước, nghĩa người chớ quên

 

Viết một bình luận